Tính toán chi phí mở nhà hàng là một trong những khâu cực kỳ quan trọng đối với bất cứ ai muốn kinh doanh nhà hàng. Nếu nói kế hoạch xây dựng nhà hàng là nền móng thì việc dự toán kinh phí là yếu tố “cốt lõi” không thể bỏ qua. Việc dự toán chi phí không chỉ đơn thuần là đưa ra con số tài chính chung chung. Đó phải là một số liệu được tính toán chi tiết, sát với thực tế xây dựng. Dẫu biết rằng đây là bước cực kỳ quan trọng nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Nhất là khi bạn chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh, mở quán ăn hay nhà hàng thì thật khó khăn. Hãy bắt đầu từng bước với bảng dự toán chi phí mở nhà hàng chi tiết dưới đây để có thể tự tin hơn với những quyết định trên con đường kinh doanh lập nghiệp của mình.
Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng gồm những gì?
Việc dự toán chi phí đầu tư nhà hàng phải bắt nguồn từ việc chủ đầu tư xác định sẽ kinh doanh nhà hàng phong cách gì và bao gồm những nội dung nào? Chỉ khi bạn thực sự hiểu về mong muốn, mục đích, mô hình kinh doanh trong tương lai thì bạn mới có hướng đi đúng đắn.
Có một điều chắc chắn rằng dẫu bạn định mở nhà hàng phong cách nào thì bạn cũng cần phải tính toán được các khoản chi phí cần thiết. Trong đó bao gồm chi phí bắt buộc sau:
1. Chi phí thuê mặt bằng
Yếu tố đầu tiên phải lưu tâm trong bảng dự toán chi phí mở nhà hàng là chi phí thuê mặt bằng. Nó chiếm tới 25% chi phí đầu tư vì thường phải đặt cọc 6 tháng thậm chí 1 năm. Và bạn phải dự trù vì khi ký hợp đồng tối thiểu là 3 năm. Đã mở nhà hàng thì bạn cần phải chọn vị trí kinh doanh sao cho hợp lý. Nếu đó là vị trí mặt đường trung tâm thì sẽ tốn kém chi phí hơn so với vị trí lùi sau ngõ. Thế nhưng rất có thể đó lại là vị trí đắc địa giúp bạn “hái ra tiền”. Cũng chính vì thế việc chọn địa điểm mở nhà hàng luôn được các chủ kinh doanh “đặt lên bàn cân”. Địa điểm kinh doanh đẹp không đơn thuần là nó tọa lạc ở vị trí đẹp mà đó còn là nơi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn đông.
Tùy thuộc vào diện tích mặt tiền, độ rộng hẹp và khu vực trung tâm hay ngoại thành mà chi phí thuê mặt bằng sẽ khác nhau. Với những nhà mặt phố thì chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu.
2. Chi phí thiết kế cải tạo lại không gian
Nếu bạn đã thuê mặt bằng thì cũng cần bỏ ra một khoản kinh phí đầu tư cho việc thiết kế cải tạo lại nhà hàng. Trước đó mặt bằng bạn thuê có thể có thể là quán ăn, cửa hàng quần áo, showroom xe… Chính vì thế không thể nào “ bê nguyên” thiết kế đó vào mô hình kinh doanh nhà hàng được. Phải đầu tư thời gian, công sức và cả tài chính để thiết kế nhà hàng lại sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh bạn định xây dựng trong tương lai.
Trong quá trình cải tạo và tu sửa không gian thì bạn cần tính toán được các khoản chi phí thi công, cải tạo quán và mua sắm các thiết bị nội thất, bàn ghế nhà hàng, dụng cụ sử dụng trong nhà hàng.
Cụ thể chi phí này hết bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhà hàng và cách bạn dự toán chi phí. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí này thì nên thiết kế đơn giản hoặc tận dụng một số chi tiết của mặt bằng cũ.
3. Chi phí mua thực phẩm
Bên cạnh việc chọn lựa và định hình phong cách thiết kế thì bạn cũng cần xây dựng thực đơn kinh doanh. Đó là một khoản chi phí bắt buộc đối với mọi nhà hàng ăn uống. Bạn cần lập bảng dự toán chi tiết cho chi phí mua sắm các khoản nguyên vật liệu như thế nào. Tùy thuộc vào định hướng, hình thức kinh doanh, thực đơn kinh doanh mà chi phí nguyên liệu sẽ có sự khác nhau. Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt này khi kinh doanh nhà hàng Hàn quốc, nhà hàng món Ấu, món Á…
Để làm tốt khâu chuẩn bị nguyên liệu thì bạn nên tìm đến các địa chỉ cung cấp nguyên liệu uy tín và có quy mô rộng lớn. Những nơi đó sẽ giúp bạn đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Đồng thời nếu bạn mua với số lượng lớn, thường xuyên thì có thể thương thảo giá. Tuy nhiên bạn cũng nên ước chừng số lượng nguyên vật liệu vừa phải, không nên mua ồ ạt gây thừa thãi, lãng phí.
4. Dự toán chi phí quản lý
Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà hàng và quán ăn thông thường không chỉ là ở cách bài trí mà còn là ở cách phục vụ. Với những quán ăn thông thường thì bạn có thể thấy đó có thể là những quán ăn nhỏ lẻ, có thể chỉ có 1 người trực tiếp nấu ăn kiêm phục vụ. Nhưng với nhà hàng thì khác, bất cứ nhà hàng nào cũng có đội ngũ nhân viên đông đảo và chuyên nghiệp.
Các bộ phận phục vụ, thu ngân, đầu bếp, bảo vệ… được phân chia rõ ràng, hoạt động theo đúng quy trình và có sự phối hợp ăn ý với nhau. Và tất nhiên để có một bộ máy nhân sự hoạt động bài bản như vậy thì bạn phải trả lương cho họ. Mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau tùy thuộc vào giá của thị trường và chính sách của từng nhà hàng. Đó cũng chính là một trong những khoản chi phí cần có cho hoạt động kinh doanh nhà hàng.
Bên cạnh đó hiện nay nhiều nhà hàng còn áp dụng phương thức quản lý bằng phần mềm. Với một số tiền không quá lớn bạn có thể truy cập và dễ dàng theo sát công việc, hoạt động thường trực của nhân viên nhà hàng.
Cách dự toán chi phí mở nhà hàng nhanh chóng và chính xác nhất
Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng có thể được thực hiện bởi chính chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công thiết kế. Trên thực tế thì hầu hết các chủ kinh doanh đều thuê đơn vị thi công thiết kế chuyên nghiệp. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì việc tự tính toán và lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng có thể xảy ra những sai sót. Điều này sẽ khiến bạn mất chủ động trong việc quản lý tài chính và nguồn vốn kinh doanh.
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho việc kinh doanh thì hãy liên hệ với Mộc style. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn, kiến trúc sư giỏi, giàu kinh nghiệm nhà Mộc sẽ mang đến cho bạn một không gian nhà hàng đẹp và hiệu quả với chi phí phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
+ Giảm sâu bàn ghế ăn nhà hàng, nhà đầu tư trúng đậm
+ 100 mẫu nhà hàng đẹp cho bạn tham khảo
Xem thêm: Bàn ghế nhà hàng, Quầy bar đẹp
Có thể bạn quan tâm
Thi công nhà hàng Nhật Bản Furyu Restaurant
Vùng đất Nhật Bản xinh đẹp với ẩm thực tươi ngon, hấp dẫn luôn là...
Th8
15 cách trang trí quán ăn đẹp hút khách nhất bạn cần tham khảo
Bạn nghĩ việc trang trí quán ăn đẹp có cần thiết hay không? Trong một...
Th6
Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe đầy đủ nhất
Các bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe theo trình tự đầy đủ nhất...
Th6
[40+] Mẫu tủ quần áo trẻ em siêu xinh, giá tốt
Một không gian riêng độc đáo cho bé sẽ giúp các bạn nhỏ có những...
Th5
Có nên mua tủ quần áo gỗ công nghiệp? Ưu, nhược điểm
Tủ quần áo là món đồ nội thất tốn chi phí lớn nên cần lựa...
Th5
Khám phá top tủ quần áo 4 cánh bán chạy nhất 2024
Tủ quần áo 4 cánh có thể coi là top những sản phẩm được ưa...
Th5
Chỉ đường